TRANG SINH HOẠT



Buổi tưởng niệm anh hùng tử sĩ hiếm có

Tác giả: V.T tổng hợp
Thể loại: Phóng sự sinh hoạt  

 Lời Tòa Soạn: Đảng Cộng Sản Việt Nam đã độc tài cai trị đất nước đến nay hơn 36 năm! Sự độc tài của bọn lãnh đạo đã đưa đến viễn ảnh mất nước vào tay Trung Quốc, bằng chứng là đã dâng những phần đất và biển đảo cho Tàu Cộng như: Ải Nam Quan, Tục Lãm, thác Bản Giốc, Hoàng Sa, Trường Sa... Hành động hèn nhát và bán nước cầu vinh của bọn lãnh đạo Bắc bộ phủ, đã buộc người dân Việt Nam phải vùng dậy đấu tranh chống lại bọn bán nước cầu vinh và bảo toàn lãnh thổ của ông cha chúng ta bao đời gìn giữ,  kể từ ngày vua Hùng dựng nước.
     Thời gian vừa qua, nhiều cuộc biểu tình của đồng bào trong nước cũng như ngoài nước, đòi hỏi bọn lãnh đạo CSVN phải có thái độ phản ứng lại hành động ngang ngược của bọn bành trướng Bắc Kinh! Nhưng than ôi! Giới lãnh đạo Hà Nội đã không những không ủng hộ với đồng bào để phản đối sự vi phạm lảnh thổ Việt Nam của Trung Quốc, mà còn ngược lại chỉ thị cho công an đàn áp những người biểu tình yêu nước một cách tàn bạo!
     Hành động đàn áp biểu tình của nhà cầm quyền CSVN đã phơi bày tính chất vong ơn bội nghĩa những người chiến sĩ nằm xuống trong công cuộc bảo vệ tổ quốc! Trước viễn ảnh mất nước do bọn lãnh đạo Hà Nội hèn nhát, các bậc sĩ phu ở Sài Gòn tổ chức một buổi tưởng niệm cho những người chiến sĩ vị quốc vong thân, nhằm nhắc nhở với dân chúng phải noi theo nghĩa khí của những chiến sĩ đã bỏ mình vì nước... V.T xin trích đăng bài phóng sự của buổi lễ tưởng niệm anh hùng tử sĩ tổ chức ở Sài Gòn vừa qua.

      Hôm nay ngày 27 tháng 7 cũng là kỷ niệm 64 năm ngày lễ Thương binh liệt sĩ Việt Nam.
Vào lúc 9 giờ sáng tại Câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình số 43 đường Nguyễn Thông, quận 3, TP HCM một số nhân sĩ trí thức thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã bỏ mình để bảo vệ tổ quốc tại các chiến trường biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, Hoàng Sa, Trường Sa.
      Điểm đặc biệt của buổi lễ là tưởng niệm chung cho các chiến sĩ hai miền Nam Bắc đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988..Hiện diện trong buổi tưởng niệm có nhà thơ Lưu Trọng Văn, ông phát biểu:
- Đó chính là họ thể hiện được tấm lòng đối với những người con của đất nước dù ở đâu, dù thuộc chính kiến nào nếu đã hy sinh bảo vệ cho tổ quốc, cho toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.
     Người đứng ra tổ chức là Cụ Nguyễn Đình Đầu, chuyên gia cứu về Biển Đông. Một số nhân sĩ trí thức thành phố có mặt trong buổi lễ trong đó có nhà thơ Lưu Trọng Văn, ông cho chúng tôi biết không khí buổi lễ và tâm tình của người tham dự:
-Tôi nghĩ mỗi người đến đây đều mong muốn một điều và tôi thấy mọi người đến với những mong muốn đó. Sau khi tham dự buổi lễ xong tôi có cảm giác ai cũng đạt được điều mong muốn của mình. Đó chính là họ thể hiện được tấm lòng đối với những người con của đất nước dù ở đâu, dù thuộc chính kiến nào nếu đã hy sinh bảo vệ cho tổ quốc, cho toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.
      Bảo vệ cho cái đẹp, cái nhân cái nghĩa thì tôi nghĩ điều đó nó là sức mạnh không cần nói không cần nhiều lời nhưng trong ánh mắt, trong cử chỉ, trong từng cái bắt tay tất cả mọi cái người ta đều cảm nhận được và thấy có sự đồng cảm rất mạnh mẽ trong cái tinh thần đó. Đấy là cái tinh thần rất lớn, tinh thần Đại Việt, nó bỏ qua tất cả những chấp nhặt, bực mình hay những đìêu gì đó chưa hay trong cuộc sống để cùng hội tụ và vươn tới một cái gì lớn hơn.
       Đấy là cái tinh thần rất lớn, tinh thần Đại Việt, nó bỏ qua tất cả những chấp nhặt, bực mình hay những đìêu gì đó chưa hay trong cuộc sống để cùng hội tụ và vươn tới một cái gì lớn hơn.
      Tiếp theo lời ông Nguyễn Đình Đầu, nhà thơ Lưu Trọng Văn nói:
- Tôi cũng có gặp một số anh em an ninh họ thấy mọi việc cứ theo tổ chức như thế này thì sẽ không có vấn đề gì cả. Lúc đầu thì cũng tưởng có chuyện vì thấy rất nhiều an ninh ở ngoài, thế nhưng cuối cùng chẳng có gì cả, tất cả rất là đẹp bởi vì mọi người đều nói lên tấm lòng thật của mình.
      Có một sự bất công rất lớn đối với những người đã ngã xuống ở biên giới phía Bắc, ở biên giới Tây Nam, ở Hoàng Sa, Trường Sa. Những con nguời đó là con người anh hùng của dân tộc, của đất nước.
       Đặc biệt trong buổi lễ cũng có một số thân nhân của các anh hùng liệt sĩ tham dự, trong đó có vợ của cố Hải quân thiếu tá Nguỵ Văn Thà hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 người đã cùng đồng đội chiến đấu đến phút cuối cùng chống lại cuộc tấn công của Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa vào năm 1974. Bà quả phụ Ngụy Văn Thà, nhủ danh Huỳnh Thị Sinh tâm sự với những người tham dự:
  -Tôi cũng rất cảm động vì tự nhiên bao nhiêu năm rồi không ai nhắc nhở tới, mà ngày hôm nay tôi được hân hạnh mời đi dự buổi lễ thương binh liệt sĩ. Thành ra tôi thấy cảm động lắm !
     Bao nhiêu năm qua, sau ngày giải phóng thì tôi cũng có đi làm. Tôi xin vô làm ở hợp tác xã của phường. Rồi sau một thời gian, hợp tác xã giải toả thì tôi coi như bị thất nghiệp ở nhà không làm gì hết. Cũng sống nhờ mấy cháu, đứa cho chút đỉnh vậy thôi, chứ đâu làm được gì. Thì lúc đó mình cũng bán cái này cái kia ở trong nhà để sinh sống qua ngày, với lại nuôi các cháu ăn học tới lớn rồi gả chồng thôi, chứ đâu có đi làm gì cô.
     Lúc đó con tôi cũng còn nhỏ quá, con gái lớn mới có 9 tuổi, con gái giữa 6 tuổi còn con gái út ba tuổi. Lớn lên thì mới nói, các cháu mới hiểu biết, chứ còn lúc nhỏ đâu nói được. Nó chỉ ngồi buồn sao không thấy ba về thôi.
     Mà hiện giờ tôi đang ở tạm nhà của mấy chị em, chứ không phải nhà của tôi. Tại vì tôi phải chờ tái định cư mới có nhà, mà chờ cũng khoảng năm năm nữa mới có.
**Lần đó bà có biết là ông Thà đi Hoàng Sa chiến đấu với quân Trung Quốc không ?
- Tôi cũng không biết nữa ! Trong chuyến đi cuối cùng, ông Thà nói với tôi là đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi thấy sao ông cứ xách va-li về hoài – lúc đó nhà tôi đang ở chung cư – ông đứng dưới đất kêu tôi, nói là không đi được vì tàu bị hư chờ sửa chữa. Thì sửa chữa tàu xong rồi, chuyến công tác đó ông đi ra Hoàng Sa là đụng nhau với Trung Quốc luôn.
**Còn những đồng đội của ông Thà sau đó bà có gặp ai không ?
- Dạ không có, ít có gặp ai lắm. Tại vì mấy người đó chắc họ cũng chết hết rồi hay sao đó, theo tôi nghĩ vậy đó. Ở trên tàu đó có ông Nguyễn Thành Trí là Hạm phó. Nghe mấy anh kể lại là ổng đào thoát xuống bè, nhưng mà ra máu nhiều quá nên cũng chết luôn. Cũng giống như ông Thà của tôi, chết theo tàu luôn không có xác.
    Khi ông Thà mất đi, ở Bộ Tư lệnh Hải quân người ta có tới làm lễ truy điệu tại nhà tôi. Tôi chỉ biết ông Thà làm Hạm trưởng chiếc tàu Nhật Tảo số 10 hình như cũng được hai năm hay hơn. Mà thường thường ổng đi tàu không à, khoảng hai tháng, ba tháng mới về. Mà về thì ổng ở chừng mười ngày, nửa tháng lại đi nữa. Ông đi vòng vòng ra Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tau…Sàu chuyến công tác cuối cùng là ổng mất luôn, thành ra tôi đâu có biết ! Ổng chỉ nói là ổng đi công tác ở ngoài Đà Nẵng thôi. Nhưng mà qua ngày sau thì có tin báo về là các tàu đang đánh nhau với Trung Quốc, thì tàu của ổng bị bắn chìm và ổng chết ở trên tàu luôn. Thì chỉ biết vậy thôi. Mà tôi cứ trông đợi hoài, đợi hoài, coi có tin tức gì của ổng không. Đến buổi chiều hôm sau thì có người báo tin là ổng đã chết theo tàu rồi, mà tàu cũng chìm luôn rồi.
      Từ nội dung của buổi lễ tưởng niệm tại câu lạc bộ phao lô Nguyễn Văn Bình, chúng ta khẳng định được rằng: Chính nghĩa của một chế độ là ở chỗ chống ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc của mình khi bị ngoại bang xâm chiếm... Chế độ CSVN, đến hôm nay, đã lộ nguyên hình của một chế độ mị dân, bán nước cầu vinh, tạo ra cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn để cưởng chiếm Miền Nam của VNCH, giành lấy trọn đất nước giao cho cộng sản Trung Quốc!
     Cũng chính hành động xâm chiếm đất nước ta và bá quyền của Trung Quốc, chứng tỏ sự lừa bịp nhân dân của CSVN sau hơn 36 năm đã quá đủ để cho người dân Việt Nam phản tỉnh, ngay cả những người đã và đang phục vụ cho chế độ đương quyền cũng không thể lặng câm trước sự hèn nhát của bọn lãnh đạo Hà Nội.